IDICO Tân PhúIDICO Tân Phú

Tag : idico

By taihuynh1412

Bán Căn Hộ IDICO Tân Phú Giá 2,4 Tỷ Đầy Đủ Nội Thất

Bán Căn Hộ IDICO Tân Phú Giá 2,4 Tỷ Đầy Đủ Nội Thất

Chủ căn hộ Idico gửi bán căn hộ 72m2 đầy đủ nội thất thiết kế cực đẹp.

Vị trí căn hộ Idico Tân Phú ngay Đầm Sen quận 11 rất tiện đi lại.

Nhà hướng Nam thoáng mát, nhiều gió, đầy đủ nội thất như hình.

Có siêu thị, phòng Gym, trường học,…

Xem nhà vui lòng liên hệ 0906 986 589.

Hình ảnh thực tế căn hộ Idico Tân Phú:

Hình ảnh được chụp thực tế tại căn hộ IDICO Tân Phú.

By taihuynh1412

IDICO hoàn thành 100% kế hoạch năm 2017

IDICO hoàn thành 100% kế hoạch năm 2017

Ngày 25/1/2018, tại Tp.Hồ Chí Minh, Tổng công ty IDICO đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2017, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2018.

Dự và chỉ đạo Hội nghị có: Đ/c Bùi Phạm Khánh – Thứ trưởng BXD; Cùng với đại diện các Vụ: Vụ quản lý doanh nghiệp, Vụ tổ chức cán bộ; Đ/c Nguyễn Phong Nhật – Phó bí Thường trực thư Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Xây dựng; Đại diện các nhà đầu tư chiến lược Bitexco, SSG; Đại diện Báo xây dựng tại Tp.Hồ Chí Minh; các Đ/c lãnh đạoTổng công ty, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ chủ chốt trong hệ thống IDICO.

Ông Nguyễn Văn Đạt – TGĐ IDICO phát biểu khai mạc Hội Nghị. Ảnh: IDICO.

Tại Hội nghị, Ông Đào Minh Tiến – PTGĐ IDICO đã báo cáo kết quả SXKD năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. Năm 2017 nền kinh tế đã vào quỹ đạo tích cực hơn; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, tỉ giá ổn định. Năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện. Thu hút đầu tư từ nước ngoài tăng mạnh. Với những tín hiệu khả quan nêu trên, cộng với giải pháp thích hợp và những biện pháp cụ thể cho từng mục tiêu trọng điểm nên hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 của IDICO tăng trưởng vượt bậc trên các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đ/c Bùi Phạm Khánh – Thứ trưởng BXD phát biểu chỉ đạo Hội nghị.Ảnh:IDICO

Đ/c Bùi Phạm Khánh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá cao kết quả SXKD đã đạt được của IDICO và mong rằng với truyền thống của mình, IDICO khi bước sang mô hình Công ty cổ phần sẽ tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết và ngày càng phát triển bền vững.

Kết quả SXKD của toàn TCT đạt được những thành quả khả quan đều đạt và vượt kế hoạch năm 2017 tiêu biểu như các đơn vị: IDICO-SHP (đạt 269%), IDICO-CONAC (đạt 159%), IDICO-UDICO (đạt 155%), IDICO-IDI (đạt 136%), IDICO-URBIZ (đạt 122%), IDICO-INCON (đạt 102%); Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp toàn Tổng công ty (TCT) là 180,08 ha/23 dự án. Riêng 3 KCN của TCT thu hút được 12 dự án với diện tích cho thuê đạt 135.09 ha góp phần cùng toàn TCT hoàn thành kế hoạch 2017.

Ông Ninh Mạnh Hồng – Chủ tịch HĐTV phát biểu tổng kết hội nghị. Ảnh: IDICO

 

By taihuynh1412

IDICO và đô thị nhà ở

IDICO và đô thị nhà ở

IDICO được biết đến như một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư phát triển các dự án Khu công nghiệp, Điện năng, Giao thông. Bên cạnh đó, IDICO còn là một nhà đầu tư có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở.

Hiện nay, IDICO và các đơn vị thành viên đã và đang triển khai đầu tư nhiều dự án nhà ở và đô thị trên khắp đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam.

Các dự án nhà ở và đô thị do IDICO đầu tư được quy hoạch, thiết kế đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh, khép kín với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công viên cây xanh, dịch vụ công cộng, thương mại và các công trình nhà ở theo tiêu chuẩn của các khu đô thị mới kiểu mẫu, thu hút người dân đến định cư, hình thành phong cách và tạo lập nếp sống văn minh đô thị hiện đại.

Dự án Khu căn hộ cao tầng Tân Phú IDICO. Ảnh: IDICO.

Trong tương lai, IDICO sẽ tiếp tục tập trung phát triển lĩnh vực đầu tư nhà ở và đô thị như là một trong những lĩnh vực hoạt động chính. Bởi lĩnh vực này không chỉ góp phần phát triển doanh nghiệp mà còn tạo công ăn việc làm và phát triển các lĩnh vực phụ trợ như xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng…

Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, IDICO sẽ không ngừng củng cố và phát triển các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực này, hình thành các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản và đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Một số dự án IDICO đang triển khai thực hiện:
Dự án Khu căn hộ cao tầng Tân Phú IDICO tọa lạc tại đường Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh: diện tích 9.386,4 m2; 3 block, tầng cao 19-21 tầng; tổng số căn hộ 665căn; tổng mức đầu tư 699.239.715.372 đồng.
Dự án Khu dân cư An Hòa – Long Thành – Đồng Nai: diện tích 39.116,8m2; 82 căn nhà liên kế, 19 căn nhà biệt thự, 02 Block chung cư 12 tầng và 01 cao ốc văn phòng 21 tầng; Tổng mức đầu tư 250.000.000.000 đồng.
Dự án Khu chung cư Hiệp Phước – Nhơn Trạch – Đồng Nai: Nằm trong khu dân cư Hiệp Phước – diện tích 5,3 ha; bao gồm 02 tòa nhà chung cư với kiểu căn hộ thiết kế khép kín cùng cảnh quan thoáng đãng, an ninh được kiểm soát chặt chẽ phục vụ công nhân lao động và chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp Nhơn Trạch.
Khu nhà ở chung cư cao tầng Quốc lộ 1K – Biên Hòa – Đồng Nai: diện tích 8,4 ha; bao gồm 04 Block chung cư 5 tầng (252 căn hộ) 02 khu nhà vườn (41căn); 05 block nhà liên kế (235căn).
Khu dân cư Trung tâm phường 6, thị xã Tân An, tỉnh Long An: diện tích 31ha; bao gồm 02 lô chung cư 12 tầng (500căn); Ký túc xá phục vụ cho việc ăn ở học tập cho 3.000 học sinh- sinh viên; Nhà liên kế: tổng cộng 830 căn; Nhà tái định cư (dạng liên kế): 325 căn.
Ngoài ra, IDICO đang xúc tiến đầu tư một số dự án bất động sản tại khu vực phía Bắc và một số dự án nhà ở xã hội…

By taihuynh1412

Vẫn nóng tranh chấp phí bảo trì chung cư

Vẫn nóng tranh chấp phí bảo trì chung cư

Theo văn bản Bộ Xây dựng vừa gửi UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đề nghị báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trước 30-11 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, trong đó có tình trạng tranh chấp phí bảo trì đã diễn ra trong nhiều năm qua.

Tranh chấp ngày càng “nóng”

Con số mới chỉ có khoảng 20% chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư trong suốt những năm qua đã đủ phản ánh tại sao tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân các khu chung cư lại ngày càng “nóng”. Hàng loạt vụ tranh chấp liên tục nổ ra. Một chủ đầu tư mới nhất đang vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía của cư dân là tại dự án CT6 BEMES, Kiến Hưng, Hà Đông.

Mới chỉ có khoảng 20% dự án nhà chung cư được bàn giao quỹ bảo trì.

Trong thông báo mới nhất gửi các cư dân khu nhà này ngày 22-11, chủ đầu tư là Công ty CP sản xuất- xuất nhập khẩu BEMES cho rằng họ chưa thu phần quỹ bảo trì này khi bàn giao nhà vào năm 2013 vì trong hợp đồng mua bán nhà không đề cập đến khoản phí bảo trì 2% này. Thông báo của chủ đầu tư đã gặp phải phản ứng gay gắt từ phía cộng đồng cư dân cụm chung cư này vì người dân cho rằng theo quy định chủ đầu tư phải trích 2% trong tổng giá trị căn hộ để nộp quỹ bảo trì, nghĩa là quỹ bảo trì 2% đã bao gồm trong tổng giá trị căn hộ mà chủ đầu tư đã thu từ người mua ngay từ thời điểm bàn giao nhà.

Đại diện cho cư dân, Ban quản trị cụm chung cư CT6 nêu rõ quan điểm trong hợp đồng mua bán căn hộ không đề cập rõ khoản kinh phí quỹ bảo trì 2% và theo Luật Nhà ở 2014 thì chủ đầu tư phải đóng khoản kinh phí 2% này. Đại diện Ban quản trị cụm chung cư CT6 nhấn mạnh “đã có Biên bản bàn giao nhà như vậy là không còn khoản thu nào mà người mua nhà phải nộp”.

“Tình trạng này nếu không được xem xét, giải quyết dứt điểm thì hơn 1.600 căn hộ ở cụm chung cư CT6 sẽ lĩnh đủ vì không có kinh phí để bảo dưỡng, bảo trì kịp thời các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp”, chị Nga, một cư dân ở CT6 A bức xúc cho biết.

Thời gian qua, hàng loạt chung cư đã xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân về khoản phí bảo trì này nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm như: Câu chuyện tại chung cư Thăng Long Garden (250 Minh Khai), sau nhiều lần tổ chức họp giữa các bên và chính quyền địa phương, suốt thời gian dài, chủ đầu tư là Công ty CP May Thăng Long vẫn chưa thực hiện điều này.

Không có tiền để chi trả các khoản trong quản lý, vận hành, Ban quản trị chung cư hoàn toàn bị động khi có vấn đề hỏng hóc phát sinh xảy ra. Hay tại dự án chung cư 310 Minh Khai, mâu thuẫn nội bộ giữa các cư dân của hai tòa nhà 15T1, 15T2 với việc đòi tiền quỹ bảo trì 2% từ chủ đầu tư là Công ty CP Vinaconex 3 cũng diễn ra suốt thời gian qua. Mặc dù chủ đầu tư đã bàn giao một phần số tiền trên cho Ban quản trị, tuy nhiên, số tiền còn thiếu vẫn là hơn 6 tỷ đồng.

Với hàng trăm dự án đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, mới chỉ có 20% được bàn giao quỹ bảo trì, câu hỏi đặt ra là 80% khoản phí bảo trì với số tiền hàng trăm tỷ đồng, thậm chí cả nghìn tỷ hiện nay đang ở đâu, trong khi có những khu nhà đã xảy ra tranh chấp nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm.

Cần chế tài mạnh để chủ đầu tư không “nhờn thuốc”

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể do chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì và làm ăn bết bát, chưa giao khoản tiền này về cho cư dân vì mất khả năng chi trả. Cũng có chủ đầu tư dùng quỹ bảo trì vào việc riêng, tiêu hết của các hộ dân và gặp khó khăn trong việc hoàn trả.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là chủ đầu tư cố tình trì hoãn hoặc không tổ chức hội nghị nhà chung cư khiến cho tòa nhà chưa có ban quản trị, không có đơn vị đủ tư cách tiếp quản quỹ bảo trì… “Luật Nhà ở đã quy định rõ việc chủ đầu tư phải bàn giao khoản phí bảo trì này cho cư dân ngay khi Ban quản trị tòa nhà đó được thành lập.

Tuy nhiên, việc giám sát chưa chặt chẽ dẫn mới xảy ra tình trạng này. Thêm một việc là từ trước đến nay, nhiều chủ đầu tư sau nhiều năm không hoàn trả khoản phí này, tranh chấp với cư dân rất căng thẳng nhưng chẳng có chủ đầu tư nào bị xử lý nên mới vậy. Tôi cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước phải có những chế tài đủ mạnh để chủ đầu tư không dám chây ì. UBND các thành phố cũng phải có những quy định cụ thể về việc này, nếu chủ đầu tư nào không thực hiện thì có thể cưỡng chế”, ông Liêm nói.

Trước tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân tại các chung cư ngày càng gay gắt, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM có báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trước ngày 30-11-2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thực tế cho thấy, trong các cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân là người mua nhà tại các chung cư, cư dân luôn là người chịu thiệt. Chừng nào những mâu thuẫn, tranh chấp này chưa được giải quyết kịp thời , dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật thì chừng đó quyền lợi người mua nhà tại các chung cư này vẫn không được bảo đảm.

Các chuyên gia cho rằng, việc thu và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư đã được quy định trong Luật Nhà ở. Tuy nhiên những tranh chấp vẫn liên tiếp diễn ra khi chủ đầu tư không trả phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư. Điều đó cho thấy, cần thiết phải có chế tài đủ mạnh để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn ở trên, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Phan Hoạt (CAND)

By taihuynh1412

Idico lên sàn UpCom với giá 23.900 đồng/cổ phiếu

Idico lên sàn UpCom với giá 23.900 đồng/cổ phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo chấp thuận hơn 55,3 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam – TNHH MTV (Idico) sẽ chính thức giao dịch trên UpCOM với mã chứng khoán IDC.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam – TNHH MTV chuyên đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và giao thông.

Theo đó, ngày 24/11, hơn 55,3 triệu cổ phiếu IDC sẽ lên sàn UpCom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 23.900 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 40 đồng so với giá trúng thầu bình quân trong phiên IPO tiến hành ngày 5/10 vừa qua. Như vậy, Idico được định giá xấp xỉ đạt 1.322 tỷ đồng.

Được biết, ngày 5/10 vừa qua, phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Idico diễn ra tại HOSE với 55,3 triệu cổ phần được đấu giá, với mức giá khởi điểm 18.000 đồng/cổ phiếu.

Có 116 nhà đầu tư trúng giá – trong đó, có 81 nhà đầu tư cá nhân và 35 nhà đầu tư tổ chức. Kết quả, toàn bộ lượng cổ phần được chào bán thành công với mức giá bình quân 23.940 đồng/cổ phần, trong đó, riêng các nhà đầu tư nước ngoài trúng 41,35 triệu cổ phần, tương đương 75% lượng cổ phần mang ra đấu giá. Tổng trị giá cổ phần bán được là hơn 1.324 tỷ đồng.

Về kết quả lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, theo thông báo của Bộ Xây dựng, có 3 nhà đầu tư tham gia lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, trong đó có hai nhà đầu tư được lựa chọn là Công ty Cổ phần Tập đoàn SSG và Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco. Còn lại, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần (KBC) không đáp ứng yêu cầu của Bộ Xây dựng.

Hai nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn SSG và Tập đoàn Bitexco “được phép” đăng ký mua thêm cổ phần với số lượng tối thiểu là 5% vốn điều lệ và tối đa là 15% vốn điều lệ. Giá bán cho nhà đầu tư chiến lược được đàm phán với giá khởi điểm 23.940 đồng/cổ phiếu, bằng với giá trúng thầu bình quân trong phiên IPO.

Theo công bố của IDC, kết thúc năm 2016, doanh thu thuần của IDC đạt 4.422 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (4.609 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 448,9 tỷ, tăng mạnh so với năm 2015 (270 tỷ đồng).

Tính đến 31/12/2016, Tổng tài sản Idico đạt 12.517 tỷ đồng, giảm hơn 1 nghìn tỷ đồng so với đầu năm; tổng nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng, giảm 1.280 tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 120 tỷ đồng; 603 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, 16 tỷ đồng trong quỹ hỗ trợ doanh nghiệp và 1.294 tỷ đồng là vốn khác của chủ sở hữu.

Hà Anh

 

By taihuynh1412

Xây đập tràn Piano, Thủy điện Đak Mi 3:Thêm một dấu ấn mang tên IDICO

Xây đập tràn Piano, Thủy điện Đak Mi 3:Thêm một dấu ấn mang tên IDICO

Tiếp nối thành công trong lĩnh vực điện năng của mình, những ngày này IDICO đang rộn ràng chuẩn bị cho lễ khánh thành thủy điện Đak Mi 3 (huyện Phước Sơn – tỉnh Quảng Nam). Đây là công trình thủy điện thứ 3 của IDICO với mức đầu tư “khổng lồ” về nhân lực, trí lực và vật chất, góp phần làm nên thương hiệu IDICO trong lĩnh vực này.

Thủy điện Đak Mi 4 – đã khẳng định thương hiệu IDICO trong lĩnh vực điện năng của Việt Nam.

Từ khát vọng đến thành công

Tổng giám đốc TCty IDICO Nguyễn Văn Đạt từng tâm sự: Đầu tư vào thủy điện không chỉ là đam mê, khát vọng của những người “nguyên là lính Sông Đà” tụ hội dưới mái nhà IDICO mà còn tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân, giải quyết hàng loạt thiết bị, máy móc của các đơn vị thành viên, nhất là các thiết bị ODA vốn rất ít sử dụng trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Không những thế, thủy điện còn góp phần giải quyết đầu ra cho hàng loạt sản phẩm của các đơn vị thành viên IDICO bởi giá trị xây lắp trong một dự án thủy điện chiếm tới 80%, còn lại thiết bị chỉ chiếm 20%. Khi làm chủ được 80% khối lượng công việc, chúng tôi sẽ chủ động tiết kiệm được chi phí để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho dự án, đồng thời cũng giúp chúng tôi tự tin mình sẽ thành công trong lĩnh vực này. Đúng như lời của vị “thuyền trưởng” IDICO, ngày 22/10/2006 tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Srok Phu Miêng đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, vượt tiến độ đề ra gần 1 năm, tiết kiệm được gần 100 tỷ đồng. Đến nay, Srok Phu Miêng đã cung cấp 228 triệu KWh điện mỗi năm, đem lại doanh thu bình quân 160 tỷ đ/năm.

Năm 2012 công trình thủy điện Đak Mi 4 đã hoàn thành và đưa vào vận hành cả 4 bậc thang với tổng công suất 208MW, tổng vốn đầu tư 4.547 tỷ đồng, cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện bình quân hàng năm khoảng 833 triệu KWh. Do đầu tư một cách bài bản và hiệu quả nên cả hai nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng và Đak Mi 4 sau khi hoàn thành đã thu hút được những cổ đông chiến lược có uy tín và tiềm lực, giúp IDICO thu hồi được vốn đầu tư và đem lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, thủy điện Srok Phu Miêng, giá trị quyết toán là 988 tỷ, khi định giá CPH, giá trị DN là 1.358 tỷ, tăng 370 tỷ đồng; Thủy điện Đak Mi 4 (a, b, c) tổng mức đầu tư trên 5.700 tỷ đồng, giá trị tài sản hình thành trên 6.118 tỷ đồng, với việc chuyển giao hơn hơn 70% cổ phần cho cổ đông, đem lại lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Ðập tràn piano của Thủy điện Đak Mi 3 đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình xây dựng và vận hành.

Tiếp nối thành công

Với tiềm lực trong tay, IDICO đã tiếp tục đầu tư vào dự án thủy điện Đak Mi 3 có công suất 63MW, tổng vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng. Điện lượng bình quân hàng năm cung cấp vào lưới điện quốc gia là 211,9 triệu KWh.

Dự án Thủy điện Đak Mi 3 là bậc thang thứ 3 trong 4 bậc thang thủy điện được xây dựng trên sông Đak Mi, được Bộ Công Thương phê duyệt hiệu chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 0427/QĐ-BCT ngày 31/8/2007 và Quyết định số 1923/QĐ-BCT ngày 19/5/2016. Toàn bộ diện tích xây dựng dự án thuộc huyện Phước Sơn – tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn các xã Phước Chánh, Phước Công, Phước Lộc, Phước Kim và Phước Hòa.

Ông Đỗ Xuân Yến – Trưởng BQL dự án thủy điện Đak Mi 3 cho biết: Dự án được khởi công xây dựng từ ngày 29/4/2014, sau 3 năm tích cực đầu tư xây dựng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các Bộ, ngành và địa phương cùng với sự phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật và sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể CBCNV IDICO, đến nay các hạng mục công trình và tổng thể dự án đã được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng với các khối lượng thi công chính như: Tổng khối lượng đào đất đá 750 nghìn m3, đổ bê tông thương phẩm 139 nghìn m3, gia công, lắp đặt 2.150 tấn thiết bị. Hiện nay, Nhà máy Thủy điện Đak Mi 3 đã phát điện Tổ máy H1 vào ngày 30/5/2017 và Tổ máy H2 vào ngày 18/7/2017, đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người, thiết bị trong suốt quá trình thi công, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tư và hoàn thành theo đúng tiến độ được duyệt.

Với tiềm lực và kinh nghiệm nên tại các công trình thủy điện của mình, IDICO vừa là chủ đầu tư vừa đảm nhiệm vai trò Tổng thầu thi công xây lắp. Theo đó, TCty IDICO đóng vai trò điều hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong tổ hợp nhà thầu gồm: Cty TNHH MTV Xây dựng IDICO (thi công phần xây dựng), Cty CP Đầu tư xây dựng lắp máy IDICO (cung cấp, lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công và lắp đặt thiết bị cơ điện), Cty CP Cơ giới và xây dựng số 9 (thi công phần cơ giới), Cty CP Sông Đà 10 (thi công phần hầm); Cty CP Tư vấn đầu tư IDICO (đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị)… Cùng với sự tham gia (thông qua đấu thầu) của các nhà thầu có uy tín như: Tập đoàn Điện lực quốc tế Dongfang (Cung cấp thiết bị cơ điện), Liên danh Cty TNHH MTV Xây lắp điện 2 – TCty CP Điện tử và tin học Việt Nam (thi công phần Lưới điện truyền tải), Cty CP Tư vấn xây dựng điện 2, Cty CP Tư vấn xây dựng điện 4 (đơn vị tư vấn thiết kế).

Ðề cao hiệu quả kinh tế

Làm sao để tiết kiệm phí đầu tư, thu được hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình luôn là bài toán cần được giải và thường trực trong suy nghĩ của những người lãnh đạo IDICO. Vì thế, dù đập tràn của thủy điện Ðak Mi 3 đã được thiết kế nhưng khi phương án mới sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì “Người IDICO” không ngần ngại thay đổi.

Ông Nguyễn Văn Ðạt đã tự hào “khoe”: Ban đầu đập tràn của Đak Mi 3 được thiết kế là đập tràn cửa van nhưng sau khi tính toán lại, chúng tôi đã quyết định thay bằng đập tràn piano. Với thiết kế này thì dung tích của hồ chứa sẽ tăng lên, tiết diện tràn cũng tăng lên, công suất phát điện cũng tăng từ 53MW lên 63MW và điện lượng hàng năm cũng sẽ tăng. Bên cạnh đó, loại hình đập tràn piano sẽ không phải đầu tư van xả cũng như không mất chi phí vận hành, bảo hành, bảo trì thiết bị này. Tóm lại, việc thay đổi thiết kế đập tràn là một quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình đầu tư và vận hành.

Tuy nhiên, thi công loại hình này đòi hỏi đội ngũ thi công phải có kinh nghiệm và phương tiện thi công. Song, điều kiện này đã không gây khó cho IDICO bởi các đơn vị thi công tại thủy điện Ðak Mi 4b đã có kinh nghiệm thi công loại hình đập tràn piano này.

Ðược biết, đến nay đập tràn piano của thủy điện Ðak Mi 3 là lớn nhất Việt Nam, đó cũng là một dấu ấn trên chặng đường phát triển của TCty IDICO.

– Mai Thanh –

By taihuynh1412

“CHƯA CÓ THỜI ĐIỂM NÀO MUA NHÀ TỐT HƠN HIỆN TẠI”

“CHƯA CÓ THỜI ĐIỂM NÀO MUA NHÀ TỐT HƠN HIỆN TẠI”

Đó là ý kiến vừa được ông Ngô Quang Phúc – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cũng là Phó Tổng Giám đốc Công ty địa ốc Him Lam đưa ra tại hội thảo giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bất động sản cuối năm 2017 diễn ra sáng nay (16/8) tại TP.HCM.

4 điểm chứng minh “chưa bao giờ tốt hơn”

Mở đầu câu chuyện cung cầu, ông Phúc xác nhận, số dự án công bố bán trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2016. Nhưng nguyên nhân chủ yếu đến từ phía thủ tục, hiện việc tạo lập một dự án mới rất khó khăn nên lượng cung từ nay đến cuối năm 2017 lượng hàng cung ứng ra thị trường bất động sản sẽ không nhiều như những năm trước. Riêng với Him Lam năm 2017 dự kiến sẽ đưa ra thị trường 3 dự án mới song với thủ tục bây giờ thì không thể đạt được kế hoạch như đã công bố.

Về hiện tượng lượng cầu sụt giảm trong đầu năm 2017 ông Phúc cho rằng nguyên nhân là do đầu cơ và đầu tư giảm, còn nhu cầu nhà ở thực không giảm. “Từ giờ đến cuối năm nhu cầu ở thực vẫn gia tăng và nếu những doanh nghiệp nào có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ở thực này thì vẫn có thể kinh doanh tốt. Theo tôi, chưa có thời điểm nào mua nhà để ở tốt hơn hiện tại, thậm chí tốt hơn cả thời điểm 2015 – 2016”, ông Phúc nhấn mạnh.

Vị này đưa ra 4 điểm “chưa bao giờ” để lý giải cho nhận định trên. Thứ nhất thị trường đang có nguồn cung sản phẩm dồi dào và phong phú. Thứ hai, chưa bao giờ khách hàng được ưu đãi nhiều như hiện tại. Thứ ba, chưa bao giờ thị trường đang minh bạch như hiện tại. Nếu mua nhà hình thành trong tương lai thì chỉ cần xem xét đến giấy phép huy động vốn của Sở Xây dựng và bảo lãnh của ngân hàng thì có thể yên tâm mua nhà. Thứ tư, chưa bao giờ khách hàng lại có nhiều sự lựa chọn như hiện nay khi chủ đầu tư đang phải cạnh tranh và làm mới mình, nên giá bán đã được đưa về mức hợp lý, khó có thể giảm thêm.

Thị trường ổn định trong những tháng cuối 2017

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng cho rằng dù nguồn cung đưa ra thị trường ở các phân khúc có giảm so với cùng kỳ năm 2016, nhưng trong những tháng cuối năm 2017 thị trường bất động sản vẫn sẽ tiếp tục phát triển ổn định.

TS Bùi Quang Tín, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, từ ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước đã giảm trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lãi suất điều hành cũng giảm xuống 0,25%, giúp ngân hàng giảm chi phí vốn, hỗ trợ lãi suất cho người vay.

Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát dưới 4% đúng như dự kiến sẽ thực hiện được hỗ trợ cho kênh lãi suất, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống 0,48% vào chiều 15/8 mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Với nền tảng đó, trong năm 2018 và đến năm 2020 lãi suất sẽ ngày càng giảm, điều này hỗ trợ tích cực cho chủ đầu tư và nhà thầu. Về phía người mua, sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn từ ngân hàng. Với cơ cấu 50% những người mua nhà hiện nay sử dụng vốn từ ngân hàng, đây là tín hiệu đáng mừng.

Còn theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu Tư Savills Việt Nam, từ nay đến cuối năm 2017 thị trường bất động sản sẽ có những thay đổi nhất định. “Thay đổi lớn nhất đó là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào phân khúc bất động sản vừa và trung thay vì chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp như trước đây. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ đầu tư trong nước và nhà đầu tư ngoại, nhưng đối tượng hưởng lợi cuối cùng chính là người tiêu dùng”, ông Khương nói.

Trước ý kiến nhận định thị trường bất động sản đang có xu hướng chững lại, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, điều này chỉ đúng với phân khúc cao cấp hoặc phân khúc condotel, hay những dự án căn hộ cao cấp gặp khó khăn trong việc thoát hàng vào thời điểm giao nhà. Đối với phân khúc nhà ở bình dân thì cầu vẫn tăng.

By taihuynh1412

Bán nhà trên giấy có phải là xấu xa, lừa đảo?

Bán nhà trên giấy có phải là xấu xa, lừa đảo?

Nhắc đến bán nhà trên giấy, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những vụ việc chủ đầu tư lừa đảo để lại trái đắng cho người mua nhà và gây bát nháo thị trường. Nhưng không hẳn như vậy. Theo giới chuyên gia, đã đến lúc cần có cái nhìn khác.

Câu chuyện tại dự án Petrovietnam Landmark đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi nhắc đến bán nhà trên giấy. Ảnh: Thanh Thịnh

Nên nhìn bằng con mắt “thị trường”

Theo ông Huỳnh Thế Du – Giám đốc Đào tạo, Trường Quản trị và Chính sách, Đại học Fulbright, nếu tìm trên Google, thông tin về việc mua bán nhà trên giấy rất nhiều nhưng có vẻ như là các thông tin đều nhìn việc mua bán này một cách rất tiêu cực. Ông Du nhấn mạnh rằng, mua bán nhà hình thành trong tương lai là một sản phẩm bình thường phát sinh từ cơ chế thị trường lành mạnh với những cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình nhưng lại tạo ra phúc lợi tối ưu cho cả nền kinh tế.

“Những người đi mua nhà trên giấy họ xem đó là một khoản đầu tư, mục tiêu của họ là suất sinh lợi. Do vậy, việc bán nhà trên giấy thực ra là một cơ chế góp vốn lành mạnh để tạo ra các sản phẩm bất động sản, đó là một cơ chế để đầu tư và tạo ra thêm cơ hội để đầu tư”, ông Du nói.

Vị này cũng cho rằng, khi đầu tư bất kỳ một sản phẩm tài chính nào thì luôn đi kèm với rủi ro. Chính vì thế mà không vì một vài trường hợp rủi ro xảy ra mà cấm hay phá bỏ nó. Thay vào đó, cơ quan chức năng cần khuyến khích phương thức mua bán nhà ở hình thành trong tương lai như một kênh đầu tư lành mạnh. Nếu lo ngại xảy ra rủi ro như những trường hợp trong quá khứ thì Nhà nước nên tạo cơ chế để có môi trường kinh doanh minh bạch và xử lý triệt để các trường hợp sai phạm.

Cùng chung quan điểm này, Tiến Sĩ Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho rằng việc mua bán nhà hình thành trong tương lai giúp hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã có quy định rất rõ về việc này nên ở góc độ pháp luật thì việc mua bán nhà hình thành trong tương lai là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Dù đã có quy định rõ ràng, song ông Tín cũng lưu ý người mua nhà cần lựa chọn dự án tốt để tránh rủi ro. Rủi ro ở đây chủ yếu là tính pháp lý của dự án và uy tín của chủ đầu tư. Do vậy, người mua cần phải chú trọng hai yếu tố này.

Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, muốn mua nhà ở hình thành trong tương lai có rất nhiều cách để tìm hiểu chứ không nhất thiết lợi nhuận cao thì rủi ro cao, không phải dự án nào cũng có rủi ro mà vấn đề là góc độ nhà đầu tư phân tích nó như thế nào, ông Tín nói.

Những con sâu làm rầu nồi canh

Đã có một số chủ đầu tư lợi dụng hình thức bán nhà trên giấy để huy động vốn nhưng không bàn giao nhà cho khách hàng. Tại TP.HCM, đình đám nhất có thể là câu chuyện tại dự án Petrovietnam Landmark (quận 2) do PVC Land làm chủ đầu tư. Dự án này được khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng sau đó lại đứng im mặc dù đã thực hiện được khoảng 80% tiến độ. Hàng trăm khách hàng đã đóng trên 90% giá trị căn hộ nhưng suốt nhiều năm liền không nhận được nhà. Câu chuyên tương tự cũng xảy ra với hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án 584 Lilama SHB Building (Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú).

Ngoài những dự án trên thì cuộc chiến đòi nhà cũng diễn ra tại nhiều dự án khác như Cao ốc xanh, dự án Gia Phú hay Happy Plaza…Việc này đã mang đến những hậu quả nghiêm trong cho thị trường, khiến việc bán nhà trên giấy bị nhìn dưới góc nhìn tiêu cực, thậm chí đã có ý kiến đề xuất cấm hẳn hình thức này.

Diệu Trang

By taihuynh1412

“Ông trùm” khu công nghiệp IDICO đã nhận tiền cọc của 3 trong số 12 nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược

“Ông trùm” khu công nghiệp IDICO đã nhận tiền cọc của 3 trong số 12 nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược

Tại Hội thảo cơ hội đầu tư cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) diễn ra tại TP. HCM chiều 21/9, Tổng giám đốc IDICO Nguyễn Văn Đạt cho biết, số nhà đầu tư quan tâm muốn trở thành cổ đông chiến lược của Idicco có tới 12 nhà đầu tư.

Chia sẻ cụ thể hơn thông tin về việc chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, ông Đạt cho biết IDICO đã chính thức nhận đặt cọc của 3 nhà đầu tư lớn. “Chắc chắn IDICO sẽ chọn được nhà đầu tư chiến lược trước ngày IPO vào 5/10”, ông Đạt cho hay.

Tổng giám đốc ông IDICO cũng cho biết, Công ty sẽ thực hiện niêm yết thẳng lên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) sau thời hạn 90 ngày.

Với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tương đương 300 triệu cổ phiếu lưu hành, IDICO sẽ tổ chức bán đấu giá 55,3 triệu cổ phần trong đợt IPO sẽ diễn ra vào ngày 5/10 tới đây với mức giá khởi điểm 18.000 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh việc chào bán bán công khai lần này, IDICO sẽ chào bán cho nhà đầu tư chiến lược 135 triệu cổ phần, tương đương 45% vốn điều lệ.

Được biết, mới đây ban chỉ đạo cổ phần hoá IDICO đã ra những quy định rất khắt khe đối với các Nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược của IDICO. Theo đó, NĐT phải đặt cọc ngay 20% giá trị cổ phần khi đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay, IDICO đã và đang đầu tư nghiên cứu phát triển 11 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích trên 5.000 ha. IDICO chính là chủ đầu tư đang quản lý khai thác các KCN nằm ở vùng kinh tế trọng điểm KCN Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch 5, Mỹ Xuân A, Phú Mỹ II, Mỹ Xuân B1, Kim Hoa, Quế Võ 2…

Ngoài ra, IDICO còn đầu tư, sản xuất và kinh doanh điện năng, với 4 dự án thủy điện công suất 322 MW, tổng mức đầu tư 7.640 tỷ đồng. Các dự án bao gồm Thủy điện Srok Phu Miêng, Thủy điện Ddak Mi 4.

Bên cạnh đó, IDICO còn là một trong những nhà thầu các dự án giao thông như BOT với tổng đầu tư các dự án vào khoảng 12.200 tỷ đồng.

Dù vậy, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chính của IDICO chính là cho thuê KCN. Trong khi đó, ‘hoạt động kinh doanh khác’ của IDICO lại đem về khoản lỗ gộp lên đến 296 tỷ đồng.

Chia sẻ về kế hoạch trong 3 năm tới, ông Đạt cho biết mục tiêu của IDICO là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân 15%/năm.

Hoàng Trung
Theo Trí thức trẻ

By taihuynh1412

Nhiều chủ đầu tư chỉ lo bán nhà, “bỏ quên” tiện ích của cư dân

Nhiều chủ đầu tư chỉ lo bán nhà, “bỏ quên” tiện ích của cư dân

Khi bán hàng, tất cả những tiện ích, những “điểm cộng” của dự án được chủ đầu tư nâng tầm hết mức có thể để thu hút khách hàng. Thế nhưng sau khi nhận nhà, nhiều khách hàng mới té ngửa vì thực tế không bay bổng như những lời quảng cáo.

Gần đây nhất, cư dân chung cư An Gia Garden và chủ đầu tư (quận Tân Phú, TP.HCM) đã có những tranh chấp nảy lửa liên quan đến tiện ích dự án. Cư dân chung cư này cho rằng, trước đây khi mua căn hộ, chủ đầu tư giới thiệu dự án có quy mô 33.000m2, 15 tầng nổi với tổng cộng 390 căn hộ. Trong đó, gồm 13 tầng căn hộ, 2 tầng thương mại và 2 tầng hầm.Thế nhưng khi nhận nhà thì 2 tầng thương mại đã biến thành officetel và các căn shop thương mại.

Khi sự việc được cư dân phản ánh, đại diện An Gia Investment cho biết hai tầng thương mại này thuộc về đơn vị Nakyco, An Gia trước đây mua 13 tầng căn hộ để phát triển. Việc chuyển từ thương mại sang office-tel do Nakyco thực hiện. Với việc chủ đầu tư này biến hai tầng thương mại thành officetel, cư dân 13 tầng trên không chỉ mất tiện ích mà còn phải chia sẻ thêm sức ép vì lượng người ở tăng.

Ở một dự án là An Gia Star cư dân cũng bức xúc về các tiện ích mà theo các hộ dân chủ đầu tư An Gia Investment đã cố tình lập lờ ngay từ lúc bán nhà. An Gia Star gồm công viên và hồ bơi biệt lập, chủ đầu tư xây rào quanh dự án. Tuy nhiên, sau khi bàn giao cho cư dân, hàng rào bị phá bỏ, cư dân ở dự án Tân Mai bên cạnh tràn qua sử dụng chung hồ bơi.

Phải đến khi đi khiếu kiện thì người dân mới biết An Gia Star chỉ là một phần nằm trong tổng thể dự án cũ đã được quy hoạch 1/500 của công ty Tân Bình, trong đó có cả phần của dự án Tân Mai. Với phê duyệt quy hoạch này, các tiện ích tại An Gia Star là tiện ích chung của dự án tổng thể và Tân Mai cũng được quyền sử dụng.

Theo tìm hiểu, cả hai dự án này đều do An Gia Investment mua lại để phát triển. Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT An Gia cho rằng sau những sự việc này công ty sẽ thận trọng và nghiên cứu kỹ khi có những vấn đề hợp tác dự án, với những dự án sau này của An Gia thì hoàn toàn thuộc sở hữu của An Gia 100%.

Tương tự cư dân sống tại chung cư SaigonRes Plaza (Bình Thạnh, TP.HCM) do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Nam Đô làm chủ đầu tư đã rất bức xúc khi chung cư này dù được gắn mác cao cấp nhưng mới nhận nhà được vài tháng thì căn hộ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân, họ đã nhiều lần chứng kiến cảnh nước dột lênh láng trong hầm để xe, chảy qua cả đường dây điện, hệ thống thoát nước tại một số tầng có hiện tượng bị trào ngược, sủi bọt mỗi khi trời mưa khiến nước thải bẩn tràn vào nhà. Cũng theo các cư dân nơi đây thiết bị vệ sinh sử dụng cho căn hộ dù chỉ mới sử dụng được mấy tháng nhưng nhiều thiết bị đã rỉ sét.

Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại chung The Easter City (chung cư 6B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư đưa vào sử dụng ít lâu thì đã hỏng hóc, nhiều căn hộ gạch vữa bong tróc, tường nhà bị thấm dột.

Không chỉ vậy, gây bức xúc cho cư dân nhiều nhất vẫn là các tiện ích phục vụ cho cuộc sống của người dân như công viên, khu thể thao và nhất là hồ bơi dù nhận nhà từ cuối năm 2015 đến nay nhưng hạng mục này vẫn chưa được xây dựng.

Giới đầu tư bất động sản cho rằng, khi mua nhà khách hàng không chỉ quan tâm đến căn nhà hay giá cả mà còn nhắm đến các yếu tố tiện ích phục vụ cho cuộc sống cũng như kết nối hạ tầng với khu vực lân cận. Nắm bắt tâm lý này nhiều doanh nghiệp khi tung sản phẩm ra thị trương thường “nâng tầm” các tiện ích để thu hút khách hàng. Hiệu quả trước mắt có thể thấy được nhưng về lâu dài khi khách hàng nhận nhà về sinh sống mâu thuẫn phát sinh thì không chỉ người mua nhà chịu thiệt mà uy tín của các chủ đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group, có những dự án chủ đầu tư tiết giảm tiện ích, chỉ đầu tư những tiện ích thiết thực đáp ứng được nhu cầu của cư dân và có giá trị sử dụng. Thế nhưng cũng có những dự án chủ đầu tư hay đua nhau về tiện ích, thậm chí có dự án liệt kê ra đến 80-90 tiện ích để thu hút khách hàng. Nhưng nếu để ý sẽ thấy có những tiện ích chẳng để làm gì cả trong khi giá bán thì bị dội lên, người mua nhà sẽ là người chịu. Do vậy, khách hàng phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Diệu Trang

Nguồn: cafeland.vn

1 2
Bán Căn Hộ IDICO Tân Phú Giá 2,4 Tỷ Đầy Đủ Nội Thất
IDICO hoàn thành 100% kế hoạch năm 2017
IDICO và đô thị nhà ở
Vẫn nóng tranh chấp phí bảo trì chung cư
Idico lên sàn UpCom với giá 23.900 đồng/cổ phiếu
Xây đập tràn Piano, Thủy điện Đak Mi 3:Thêm một dấu ấn mang tên IDICO
“CHƯA CÓ THỜI ĐIỂM NÀO MUA NHÀ TỐT HƠN HIỆN TẠI”
Bán nhà trên giấy có phải là xấu xa, lừa đảo?
“Ông trùm” khu công nghiệp IDICO đã nhận tiền cọc của 3 trong số 12 nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược
Nhiều chủ đầu tư chỉ lo bán nhà, “bỏ quên” tiện ích của cư dân